[Bệnh Học] Trị bệnh sán da, sán mang trên cá Koi hiệu quả (bí quyết)
Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao những con Koi nuôi trong hồ ngày càng gầy đi, và màu cá nhìn mờ đi, không đậm màu? Một trong nhiều nguyên nhân khiến Koi trở nên như vậy là do Koi bị nhiễm sán.
Khái Quát về bệnh:
Mang cá và da là hai vị trí chính để sán xâm nhập vào cá Koi. Vì vậy có hai loại sán: sán mang cá và sán da cá. Hai ký sinh trùng trong họ chi sán lá monogenetic. Sán dài khoảng từ 0,05 đến 3.00mm và thực sự là một số lượng lớn các loài trong chi.
Sán mang cá là một loại sán có bốn đốt (nhìn dưới kính hiển vi), khi trưởng thành nó sẽ tấn công vào mang cá và đẻ trứng ở đó. Trứng sẽ rơi vào nước khi cá hô hấp (bằng mang). Tốc độ trứng nở phụ thuộc vào nhiệt độ của nước trong khi đó các ấu trùng sán rất linh hoạt, chúng tìm kiếm nhanh vật chủ để xâm nhập. Sán da cá thường được tìm thấy trên thân cá, nó không phân đốt. Cả hai loại sán này đều có móc câu ở miệng vì thế mà chúng tấn công và xâm nhập vào cá khá dễ dàng. Tại vị trí đó rất dễ để các loại ký sinh trùng và vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng cơ hội.
Nguyên nhân gây bệnh sán da sán mang cá Koi:
Nhiễm sán thường xảy ra khi điều kiện hồ nuôi không đảm bảo: chất lượng nước kém, nồng độ chất hữu cơ cao, mức độ oxi hoà tan thấp hoặc mật độ thả cá quá dày. Lúc đó sán sẽ ăn lớp biểu bì của mang và da cá tạo ra nhiều chất nhờn (đến nỗi không còn nhìn thấy màu sắc của cá và gây ra nhiều kích ứng.
Hoặc do thay đổi thời tiết, giao mùa làm cá bị mất sức đề kháng, cũng là 1 nguyên nhân gây hầu hết các bệnh trên cá.
Hoặc do nguồn cá mới mua về đã mang sẵn mầm bệnh trên người, khi về hồ mới gặp điều hiện thuận lợi như cá mệt, stress, mất đề kháng sẽ bùng phát lên và lây lan nhanh chóng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sán da sán mang cá Koi:
- Ngứa mình, cạ liếc mình xuống thành hồ, đáy hồ. Phóng nhảy lên khỏi mặt nước.
- Hay tụ lại gần vòi nước, thác nước, chỗ có nhiều oxy.
- Khép 1 bên vây bơi hoặc cả 2. Lâu lâu giật giật liên tục vây bơi.
- Kiểm tra mang không thấy nấm, chỉ thấy tơ mang tưa tơi tả. Tơ mang vẫn đỏ.
- Cá vẫn ăn uống đòi ăn bình thường, chỉ khi ko cho ăn mới có biểu hiện khó chịu như trên.
- Trường hợp rất nặng thì thấy cạ liếc liên tục, tuột nhớt, đỏ người, nổi chỉ đỏ thậm chí lở loét do bội nhiễm khuẩn.
Điều Trị:
Luna Koi trong suốt quá trình hoạt động trong ngành cá cảnh hơn 10 năm đã thử nghiệm trên dưới 10 loại thuốc được cho là có tác dụng trị sán da sán mang ở cá Koi. Và đã rút ra được rằng: thuốc tím KMnO4 tinh khiết là cách đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả nhất để điều trị cho cá Koi bị nhiễm sán da và sán mang.
Loại Thuốc Tím tinh khiết mà Luna Koi sử dụng và chia sẻ là loại tốt nhất, tinh khiết phòng thí nghiệm, cho độ hiệu quả diệt sán cao, an toàn cho cá và dễ dàng để khử bỏ ngay sau khi sử dụng xong.
Phòng bệnh:
Phương án đánh tím này không làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh trong hồ (vì không đánh thuốc trong ngăn lọc) cho nên nếu thấy cá ngứa mình, phóng nhảy nhiều hơn bình thường thì đánh 2-3 liều cách nhau 48h, liều lượng như trên.
Trường hợp thời tiết thay đổi, đổi mùa muốn phòng bệnh thì đánh 2 liều cách nhau 48h, liều lượng như trên.
Các bạn có thể tham khảo sản phẩm tại đây.