Menu Đóng
10/03/2025

SƠ LƯỢT VỀ BỆNH NẤM MANG

GỌI LÀ “BỆNH NẤM MANG”

Thật ra cách gọi chung này không khác gì việc cứ gọi Elbagin là tetra Nhật . Dẫn đến nhiều lầm lẫn và câu hỏi thay thế bằng Tetracylin mua ở nhà thuốc tây được hay không?

“Elbagin chủ yếu chứa Sulfamonomethoxine Sodium, là một loại kháng sinh thuộc nhóm sulfonamide, chứ không phải Tetracycline. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người nuôi cá có thể nhầm lẫn giữa Elbagin với các loại thuốc khác có chứa Tetracycline vì cả hai đều là kháng sinh được dùng để điều trị bệnh cho cá Koi.” St

Quay trở lại với Nấm Mang!

Các hiện tượng ở mang như đốm trắng , đứt sợi, tưa mờ trắng, thối thành lỏm lớn, đốm vàng nâu ăn mòn…NGUỒN LUNA KOI

Có rất nhiều tranh cải quanh 1 hình ảnh nào đó là NÂM MANG- HAY - SÁN MANG .

Thật ra về kinh nghiệm thì khi bị sán mang mật độ nhiều nguy hiểm, ngoài các tổn thương vật lý rõ trong mang, còn dấu hiệu NHIỀU NHỚT NHẦY, lớp bóng mờ trắng phủ đều mang... Và thấy nhớt nhầy nhiều này có thể 1 phần nào võ đoán là sán. Và chúng ta có thể dùng các thuốc trị- hạ mật độ sán trước như Tím kmno4, Praziquantel… Sau đó tiếp tục trị những tổn thương sán để lại bằng chất sát trùng và kháng sinh kết hợp tuỳ theo mức độ tổn thương. Nhưng trước tiên, ko được quên việc tăng cường sủi khí mạnh hơn đang có!

Ngoài ra thì nếu ko quét Lam xem kính hiển vi để xác định sán và mật độ trên lần quét, thì không chắc chắn được đâu là sán- hay nấm mang chính xác!

Và cụm từ nấm mang này loại trừ sán thì nó bao gồm phần còn lại mà người ta gom lại gọi chung chứ ko phải là 100% do con NẤM gây ra bệnh ở mang. NGUỒN LUNA KOI

Nếu gọi 1 cách cụ thể hơn có thể gọi là NHIỄM KHUẨN MANG. Trong điều kiện nước kém chất lượng hoặc nguồn lây ngoại biên thì các chủng khuẩn sau thường thấy:

“1. Aeromonas spp

• Loại vi khuẩn: Gram âm, sống phổ biến trong nước.• Bệnh gây ra: Nhiễm khuẩn máu, xuất huyết, lở loét trên mang và da.

• Dấu hiệu: Mang bị viêm đỏ, có lớp nhầy bất thường, cá khó thở, bơi lờ đờ.

2. Flavobacterium columnare (Bệnh thối mang, thối vây – Columnaris)

• Loại vi khuẩn: Gram âm, thường xuất hiện trong nước bẩn, có chất hữu cơ cao.• Bệnh gây ra: Viêm mang, hoại tử mang, vây và da.

•Dấu hiệu: Mang cá chuyển màu trắng hoặc nâu, phần viền mang bị ăn mòn, cá khó thở, nổi gần mặt nước.

3. Pseudomonas spp.

• Loại vi khuẩn: Gram âm, sống trong môi trường nước ao nuôi.

• Bệnh gây ra: Viêm mang, nhiễm khuẩn máu.

• Dấu hiệu: Mang sưng đỏ, có dấu hiệu hoại tử, cá giảm ăn và bơi chậm.

4. Edwardsiella spp.

• Loại vi khuẩn: Gram âm, gây bệnh chủ yếu ở cá nước ngọt.

• Bệnh gây ra: Viêm nhiễm toàn thân, tổn thương mang và nội tạng.

• Dấu hiệu: Mang cá viêm loét, cá có thể bơi xoay vòng do tổn thương hệ thần kinh.

5. Streptococcus spp.

• Loại vi khuẩn: Gram dương, thường gây bệnh trong môi trường nước ô nhiễm hoặc khi cá bị stress.

• Bệnh gây ra: Viêm mang, nhiễm trùng huyết.

• Dấu hiệu: Mang viêm đỏ, cá có thể bị xuất huyết quanh mắt, bụng phình to.”

St và dịch

Điều trị bệnh Nhiễm khuẩn ở mang nên kết hợp combo Thuốc diệt khuẩn phù hợp tác động vào mang+ kháng sinh phù hợp chủng khuẩn+ muối giảm áp lực nước.NGUỒN LUNA KOI

TẤT CẢ trường hợp điều trị có kháng sinh đều dùng ít nhất 5 liều. Không gây lờn kháng sinh cho vi khuẩn .

QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ BỆNH Ở MANG CƠ BẢN

1/ LẬP TỨC BỔ SUNG SỦI KHÍ MẠNH HƠN ĐANG CÓ

2/ VỆ SINH LỌC TOÀN BỘ

3/ NGỪNG CHO ĂN

4/ ĐÁNH THUỐC ĐỦ LIỀU- CÓ CÁ CHẾT PHẢI VỚT BỎ KO ĐỂ KẸT VÀO ĐÂU THỐI RỬA

5/ SAU ĐIỀU TRỊ CÁ KHOẺ BƠI TỐT LÀ ĐƯỢC, CÁC TỔN THƯƠNG Ở MANG NHƯ ĐỨT SỢI… CÓ THỂ CẦN NHIỀU THỜI GIAN HƠN ĐỂ LÀNH SAU ĐÓ LÂU.

Như trường hợp trong ảnh.

NGUỒN LUNA KOI

Anh Phong đã xử lý 2 liều thuốc tím KMNO4 trước khi dùng tới liệu trình nhiễm khuẩn mang .

- MỌI COPPY VUI LÒNG GHI NGUỒN LUNA KOI-

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon
zalo