Hướng dẫn tự làm bộ lọc thùng nhựa rời cho hồ cá Koi
Lắp đặt hệ thống lọc 3 thùng rời nuôi dưỡng cá koi tương đối đơn giản, giúp tiết kiệm chi phí mà mang lại hiệu quả tốt. Tìm hiểu nguyên lý hoạt động và cách lắp máy đặt lọc thùng qua bài viết sau.
Tham khảo thêm:
Thông thường bộ lọc rời bằng thùng nhựa này được sử dụng cho các tank dưỡng cá, hồ bệnh viện hoặc các hồ diện tích nhỏ không có điều kiện hoặc thiếu sót bộ lọc xử lý nước ngay từ đầu.
Trước khi thực hiện bạn cần phải tính toán kĩ về hệ thống lọc nước cho hồ cá phải phù hợp với thể tích hồ. Hệ thống lọc nước tối thiểu phải có có thể tích bằng 1/3 thể tích của hồ, còn tối ưu là bằng 1/2, như vậy mới đủ không gian để xử lý nước hồ cá trong sạch.
1. Nguyên lý hoạt động của hệ thống lọc 3 thùng rời cho hồ cá koi
Nói một cách đơn giản, dễ hiểu thì nguồn nước từ hồ nuôi sẽ thông qua 2 đường là hút mặt và hút đáy, sẽ được đi qua lần lượt từ thùng 1 qua thùng 2, đến thùng 3 là ngăn bơm nước trả về hồ, và tạo thàng một vòng tuần hoàn liên tục. Ở mỗi thùng đều có các vật liệu lọc phù hợp để giúp loại bỏ những cặn bẩn, ô nhiễm, chất độc, giúp nguồn nước cung cấp cho hồ koi đảm bảo sạch, an toàn, koi sinh trưởng và phát triển tốt.
2. Sơ đồ thiết kế hệ thống lọc thùng
Trước tiên bạn cần có 3 thùng phuy nhựa chứa nước, dùng dụng cụ khoan lỗ ở thành và vách của 3 phuy nhựa này. Khoan vách đáy để setup đường ống xả đáy, khoan thành để tạo hệ lọc tràn trên & dưới, đồng thời khoan lên một lỗ xả tràn khi các phuy nhựa bị tắc nghẽn hoặc bơm quá mạnh,…
Bên trong thùng lọc dưới đáy bạn tạo 1 khoảng trống không chứa các vật liệu lọc được ngăn với phía trên bằng ống nước. Khoảng trống này là nơi phân cá, cặn bã từ bể chính vào sẽ lắng dưới đây và đi ra thông qua lỗ xả đáy. Điều này giúp cho hệ thống lọc của bạn được kiểm soát tốt và dễ dàng vệ sinh không tốn nhiều công sức.
Đi đường ống đúng chuẩn với kích thước hồ và bộ lọc, tránh tình trạng đầu voi đuôi chuột và ngược lại. Các ống nước này sẽ được kết nối với thùng nhựa và tank nuôi cá bằng cá phụ kiện răng trong răn ngoài có lót ron cao su, giúp kết nối chắc chắn và không bị rò rỉ nước ra ngoài.
Tham khảo: Hướng dẫn chi tiết cách đi đường ống chuẩn cho hồ cá Koi tại đây.
Thùng phuy 1: lắng
Nhận nước từ hồ chính vào thông qua 2 đường hút đáy và hút mặt, có tác dụng như một thùng lắng phân, cặn bã, chất thải từ hồ chính. Ở thùng này bạn đặt chổi lọc giúp ngăn chặn tối đa phân cặn, bợn lơ, chất thải lơ lửng trong nước, chất cặn bã li ti trước khi qua thùng thứ 2.
Thùng phuy thứ 2: lọc vi sinh
Setup thùng 2 thêm những đoạn ống nhựa dưới đáy thùng, để đặt bộ sủi oxy tạo vi sinh, đồng thời làm giá đỡ cho các vật liệu lọc, tạo khoảng thoáng cho nguồn nước tiếp tục lưu thông. Tại đây nên sử dụng vật liệu lọc là tấm Jmat (bùi nhùi nhật) để làm giá thể cho vi sinh vật có lợi sinh sống và giúp xử lý các chất độc hữu cơ, cặn bã hữu cơ trong nước, GIúp nước sạch thật sự.
Có thể bổ sung thêm thùng phuy nhựa để tăng khả năng lọc vi sinh lên nữa. Ngoài Jmat Luna Koi khuyên dùng hạt Kaldnes, vì nó có khả năng tự làm sạch, hiệu quả cao trong ngăn lọc nhỏ và không bao giờ bị mục nát so với sứ lọc hoặc nham thạch thì vượt trội hơn nhiều.
Tham khảo: Kaldnes - công dụng và hiệu quả trong hệ thống lọc hồ cá Koi tại đây.
Nước sau khi được lọc qua thùng thứ 2 sẽ chảy sang thùng thứ 3.
Thùng phuy thứ 3: bơm
Đây là thùng chứa máy bơm trả nước trở về hồ nuôi. Sử dụng máy bơm phù hợp với thể tích của hệ thống, bơm quá mạnh sẽ làm cạn nước ngăn bơm, do nước cấp vào qua không đủ cho máy hoạt động, dẫn đến cháy máy bơm, còn nếu bơm quá yếu thì không đủ lưu lượng lọc tiêu chuẩn, dẫn đến hồ bị đục và chất lượng nước không đảm bảo. Tham khảo: Hướng dẫn cách lựa chọn máy bơm đúng chuẩn, tiết kiệm cho hồ cá Koi tại đây.
Bên cạnh đó, đây cũng là ngăn đặt đèn UV diệt tảo, giúp cho hồ không bị màu xanh của tảo, trở nên trong trẻo và sạch hơn.
Và thay vì dẫn nước trả về hồ luôn thì ta có thể bơm nước lên giàn mưa bakki shower để nước được thanh lọc thêm 1 lần nữa, càng đảm bảo tính trong sạch của nước. Giúp hạn chế số lần thay nước tối đa.
Tham khảo về: Giàn mưa bakki shower tại đây.
4. Những lưu ý khi mua lọc thùng
- Bạn nên mua thùng phuy hoặc các tank chứa được làm bằng chất liệu nhựa cứng. Chất liệu này nhẹ, dễ dàng di chuyển, vệ sinh. Không nên lựa chọn các thùng phuy làm từ chất liệu sắt bởi sau 1 thời gian ngắn sử dụng thì thùng dễ bị rỉ do phải thường xuyên tiếp xúc với nước.
- Những thùng phuy được chọn đảm bảo có đáy bằng phẳng, đứng vững chắc chứ không được mấp mô.
- Chọn thùng phuy/ tank có nắp đậy: vừa đảm bảo thẩm mỹ lại đảm bảo chất lượng nước lọc sạch hơn.