[Bệnh Học] Hướng dẫn chữa bệnh cho cá Koi bằng thuốc tím theo chia sẻ chuyên gia
Cá Koi của bạn đôi khi mắc phải một số bệnh ngoài da như lở loét, xây xát hay kể cả bị nhiễm nấm nếu không chữa trị tận gốc bệnh thì vi khuẩn sẽ dần dần lan ra khắp cơ thể cá và dẫn đến cá chết. Vậy làm sao để có thể giải quyết tình trạng nhiễm khuẩn trên cá Koi mà không phải sử dụng kháng sinh đắt tiền ? Câu trả lời cho các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da và ký sinh trùng như sán da sán mang trên cá Koi hiện nay chính là thuốc tím.
- Bệnh học cá Koi
- Những thứ thiết yếu cần phải có trong nhà khi nuôi cá Koi
- Quản lý hồ Koi khi gặp mưa đầu mùa
Tại sao lại là thuốc tím ?
+ Thuốc tím (KMnO4) là một chất oxy hóa mạnh, có khả năng tiêu diệt các thành phần hữu cơ cũng như các kí sinh trùng, nấm gây hại trên cá, sát trùng vết thương của cá.
+ Với giá thành rẻ, dễ tìm, có thể mua ở bất kì tiệm hóa chất nào. TUY NHIÊN, do quá dễ mua nên chất lượng thuốc tím rất khác nhau, tốt nhất nên tìm mua loại thuốc tím TINH KHIẾT chất lượng cao để sử dụng cho thật hiệu quả và an toàn cho cá. Tham khảo thuốc tím tinh khiết tại đây.
+ Điều trị nhanh các bệnh ngoài da và đặc biệt là sán da, sán mang trên cá Koi.
Lưu ý khi sử dụng thuốc tím
Vì là một chất Oxy hóa mạnh cho nên thuốc tím tiêu diệt những vi sinh vật gây hại kể cả những vi sinh vật có lợi cho cá. Phải chuẩn đoán bệnh một cách chính xác và phải cân nhắc liều lượng, phương pháp thật cụ thể trước khi tiến hành chữa trị bệnh cho cá Koi.
Không nên lạm dụng thuốc tím
Cách sử dụng thuốc tím để trị bệnh sán da, sán mang trên cá Koi
Như đã nói ở trên quy trình đánh thuốc tím phải được theo dõi nghiêm ngặt, tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. Các bước thực hiện quy trình đánh thuốc tím phải được thực hiện nhiều nhất 3 lần trong vòng 1 tuần thì mới có thể tận diệt các vi sinh trùng gây hại trong nước. Lưu ý trong chu kỳ đánh thuốc tím 7 ngày tuyệt đối không được cho cá ăn. Cách thức đánh thuốc tím theo ngày là:
Ngày 1: Khóa tất cả hút mặt, thông đáy, tắt hệ thống bơm nước vào bể lọc. Liều dùng trị bệnh thông thường là 3,5-4g / 1 khối nước (Dùng 1 cái xô cho thuốc tím vào rồi cho nước vào xô hòa tan trước thuốc tím ra trước) tạt đều khắp hồ, bật Oxy mạnh để cung cấp thêm Oxy cho cá. Theo dõi trong 3-4 giờ thấy nước chuyển sang màu nâu thì tạt Oxy già (loại 3% liều 60ml / khối nước) hoặc Vitamin C++ Super Protect (liều 10g / khối nước) vào khử thuốc tím. Sau đó bật lọc cho chạy bình thường sau đó mỗi ngày thay 20% nước.
Ngày 3 (cách 2 ngày sau): Đánh thuốc tím theo liều lượng như trên và thay 20% nước mỗi ngày.
Ngày 5 (cách 2 ngày sau): Đánh thuốc tím theo liều lượng như trên và thay 20% nước mỗi ngày.
Ngày 7 (cách 2 ngày sau): đánh tương tự như những ngày trước. Xong là kết thúc đánh thuốc.
Ngày 8: Châm thêm men vi sinh vào cho hồ lọc, cho cá ăn nhưng với liều lượng rất ít.
* Trường hợp có bội nhiễm khuẩn: sau khi hết liệu trình đánh tím hoặc sau 3 liều tím mà phát hiện cá bị lở loét, xuất huyết, mòn vây bơi, đuôi, đục mắt tức là cá đã bị bội nhiễm khuẩn cơ hội. Lúc này cần xử lí cá theo bài viết sau đây: https://www.lunakoi.vn/tri-benh-khuan-an-vay-lo-loet-ca-koi-fin-rot-ulcer
* Lưu ý: Không sử dụng thuốc tím chung với bất cứ hóa chất nào khác, không cho ăn trong suốt thời gian trị bệnh.
Liều phòng bệnh:
Phương án đánh tím này không làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh trong hồ (vì không đánh thuốc trong ngăn lọc) cho nên nếu thấy cá ngứa mình, phóng nhảy nhiều hơn bình thường thì đánh 2-3 liều cách nhau 48h, liều lượng như trên.
Trường hợp thời tiết thay đổi, đổi mùa muốn phòng bệnh thì đánh 2 liều cách nhau 48h, liều lượng như trên.
Liều khử trùng hồ và lọc:
Sử dụng thuốc tím tinh khiết liều cao: 10-20g / khối nước. Cho chạy bơm lọc và máy sục khí liên tục trong 24-48h. Sau đó dùng Oxy già hoặc Vitamin C++ Super Protect vào khử thuốc tím. Đợi nước trong lại thì xả bỏ toàn bộ nước trong hồ. Xịt rửa toàn bộ hồ và vật liệu lọc. Vô nước lại.
LUNAKOI có phân phối thuốc tím tinh khiết chất lượng cao. Tham khảo tại đây.