[Bệnh Học] Bệnh Hikui - Tổn thương vùng da đỏ ở cá chép Koi (bệnh cùi)
Màu sắc của cá Koi là thứ quyết định vẻ đẹp của cá Koi. Tuy nhiên bệnh Hikui tấn công trực tiếp vào mãng màu sắc này chủ yếu là màu đỏ trên những Koi như Kohaku, Sanke, Tancho,... Đây được xem như là 1 loại bệnh ung thư da trên cá Koi và vẫn chưa có thuốc đặc trị. LunaKoi hôm nay muốn chia sẽ với các bạn những nguyên nhân chính làm cho cá Koi mắc phải bệnh này và cách điều trị tạm thời cho cá Koi.
Khái quát về bệnh:
Đôi khi bạn thấy từng mảng nhỏ màu đỏ trên mình chú cá chép Koi của mình phồng rộp lên giống như vết bỏng nước sôi, rồi từ từ tạo thành vết loét, mà bệnh lại tấn công những chú koi lớn trong hồ nhà bạn làm bạn cảm thấy bứt rức, khó chịu... chúng ta cùng tìm hiểu xem HIKUI là bệnh gì nhé, có phải là một loại ung thư da ở cá Koi hay không?
Hikui là một loại bệnh gây tổn thương da ở cá Koi. Bệnh xảy ra chủ yếu ở kohaku, showa, sanke, ở koi có nhiều sắc tố đỏ. Ogon, Chagoi, Karasu và những loại cá koi khác mà có ít màu đỏ dù được nuôi chung với cá bị bệnh hikui thì cũng không bị ảnh hưởng gì. Bệnh bắt đầu trên vùng da màu đỏ và có thể lây nhanh sang vùng da khác đặc biệt là vùng da màu trắng. Có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra nhưng vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính. Cá ít khi chết khi bị tổn thương da, nó thường được chữa lành với màu da bị thay đổi. Phương pháp điều trị tại chổ sẽ mau chóng làm lành vết thương, nhưng nó thường tái đi tái lại một cách tự nhiên và thường phổ biến theo mùa.
Có phải Hikui là bệnh không thể trị của cá chép Koi?
Dấu hiệu nhận biết:
Bệnh bắt đầu làm cho biểu mô da tăng sinh, đặc biệt là trên sắc tố đỏ. Da cá trở nên dày hơn, đôi khi xuất huyết và sau đó là bong tróc ra. Vùng da đó sẽ mất màu và để lại sẹo, sắc tố có thể bị thay đổi. Màu đỏ có thể trở thành màu trắng, nhưng màu trắng cũng có thể trở thành vết sạm màu. Vết thương thể hiện rõ ràng và tái diễn định kỳ.
Vết thương hiếm khi xảy ra ở bụng hoặc vùng gần bụng, nó phổ biến ở phần lưng và đầu. Sự tăng trưởng bất thường của tế bào mô làm tăng kích thước vết thương. Nó cũng có thể là một trong những lý do gây nên viêm mãn tính, nhiễm trùng. Bệnh bắt đầu là sự tăng sinh tế bào biểu bì da, sau đó tế bào da bị bào mòn và tạo thành vết loét. Vùng da tổn thương thường bị nổi ban đỏ hoặc xuất huyết.
Các chuẩn đoán viêm nhiễm do:
• Ký sinh trùng – “sâu ăn màu đỏ”
• Động vật nguyên sinh
• Nhiễm nấm
• Nhiễm khuẩn
• Nhiễm virus
• Môi trường sống: chất độc, bị cháy nắng, dinh dưỡng, chất lượng nước không đảm bảo, nồng độ chất hữu cơ cao. (chuẩn đoán mới: ung thư da, hoặc đột biến nhiễm sắc thể di truyền)
Kết quả kiểm tra lâm sàn: Mẫu da sau khi cạo và sinh khiết được gửi đến cơ quan mô bệnh học, trên các mô bị tổn thương không thấy có hiệu của vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng hay động vật nguyên sinh. Nếu vùng tổn thương không được điều trị sẽ làm cho vùng da đó bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng thứ cấp gây hoại tử. Đem mẫu mô cho chạy PCR kiểm tra AND của virus koi herpesvirus thì cho kết quả âm tính.
Điều trị:
Dùng dao phẩu thuật tiệt trùng loại bỏ vùng da tăng sinh. Và điều trị với thuốc khử trùng như Thuốc tím tinh khiết hoặc Povidone. Sau đó ngâm thuốc kháng sinh phổ rộng Galatine 3-5 ngày cho lành hẳn.
Tuy nhiên vết thương tại vùng da được chữa lành thông thường cứ lặp đi lặp lại. Nên hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị hết hẳn cho loại bệnh này.