Menu Đóng
23/03/2016

[Bệnh Học] Trị bệnh nhiễm khuẩn ăn vây, lở loét ở cá Koi chi tiết (Fin rot and Ulcers)

Khái Quát về bệnh:

trị bệnh lở loét ở cá koi

Nhiễm khuẩn ăn vây, lở loét ở cá Koi (Fin rot and Ulcers) do một số vi khuẩn gây nên, đặc biệt là dòng vi khuẩn gram âm rất phổ biến Aeromonas và Pseudomonas, thường gây tổn thương lở loét bên ngoài và xuất huyết cục bộ.

Vết loét thường bắt đầu từ những thương tích xây xát nhỏ, vi khuẩn sau đó lây lan gây thiệt hại nhiều hơn, và nhiễm nấm cũng có thể xảy ra cùng lúc.

Lỗ loét lớn trên cơ thể cá có thể gây ra vấn đề về cân bằng áp suất thẩm thấu, dẫn đến thận bị hư hại và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Điều trị:

- Nếu bệnh ở thể nhẹ chúng ta có thể bắt cá lên cạo phần bị loét hoặc nổi mục đỏ đi cho sạch, rồi sau đó bôi nước thuốc tím đậm hoặc povidone để sát trùng. Duy trì sát trùng mỗi ngày 1 lần đến khi cá hết loét, lên da non lành lại vết thương thì ngưng. 

- Hoặc nếu số lượng cá nhiễm bệnh nhiều thì có thể sử dụng muối hột hoặc thuốc tím ngâm sát trùng cá mỗi ngày, liên tục trong 2-3 ngày để cá lành vết thương.

- Khi bệnh đã trở nặng hoặc ngâm thuốc trên không còn hiệu quả thì đổi qua dùng kháng sinh. Do đây là một bệnh về nhiễm khuẩn nên hướng điều trị hiệu quả nhất hiện tại là sử dụng kháng sinh. Thông thường các kháng sinh phổ rộng như Galatine sẽ đạt được hiệu quả điều trị cao, nếu cá chưa bị lờn thuốc. Trong trường hợp cá bị lờn thuốc kháng sinh này, chúng ta phải thử các loại khác để tìm ra loại còn nhạy. Chính vì vậy không nên lạm dụng kháng sinh khi không cần thiết, để dành sử dụng cho những trường hợp nặng tránh bị lờn.

- Kháng sinh có thể kết hợp với muối hột nồng độ 4-5/1000 + Elbagin Nhật để đạt hiệu quả điều trị tốt hơn. Vừa cân bằng áp suất thẩm thấu cho cá Koi, vừa diệt khuẩn trong ngoài cá cơ thể cá, vừa giảm stress dưỡng cá. Điều trị liên tục 3-5 ngày xem kết quả. Liều dùng xem hướng dẫn trên chai thuốc.

- Trong trường hợp các vết loét quá lớn thì ngoài việc ngâm kháng sinh và muối thì mỗi ngày nên bắt cá lên để sát trùng vết thường bằng thuốc tím tinh khiết hoặc Povidone (tiệm thuốc tây) để mau lành vết thương.

- Nếu cá vẫn còn ăn thì trộn thuốc kháng sinh Galatine cho ăn cũng là một cách. Trong lúc đó môi trường nước hồ nuôi vẫn phải duy trì muối + elbagin nhật.

- Nếu phương pháp ngâm và cho ăn đều không hiệu quả thì nên nghĩ đến phương án cuối cùng đó là tiêm thuốc kháng sinh, ví dụ như Baytril.. để xem còn đáp ứng hay không.

- Giữ môi trường nước sạch và sục khí mạnh trong quá trình điều trị.

Phòng ngừa bệnh:

Luôn giữ môi trường sống tốt nhất cho cá để hạn chế tối đa bệnh tật. Bổ sung Vitamin, Khoáng, men vi sinh Bingo thường xuyên.

Định kì đánh thuốc khử trùng toàn bộ hồ và hệ thống lọc khoảng 1-2 tháng/lần hoặc khi thời tiết thay đổi, đổi mùa. Loại thuốc mà Luna Koi đề xuất đó chính là THUỐC ĐẶC TRỊ NẤM MANG.

Tham khảo thêm về các loại thuốc điều trị bệnh cá Koi hiệu quả tại đây.

galatine kháng sinh trị bệnh cá koi

elbagin nhật trị lở loét cá koi

bộ thuốc phòng trị bệnh cá koi

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon
zalo